THÀNH LẬP CÔNG TY VỐN NƯỚC NGOÀI CHỈ 690K

CÔNG TY LUẬT AN KHANG LÀ SỰ LỰA CHỌN SÁNG SUỐT CỦA BẠN TRONG MỌI NHU CẦU VỀ DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Chi phí chỉ từ 690k và 3 ngày làm việc

Nội dung cột [Title]
Nội dung cột [Content]
Nội dung cột [Time]

Một số lưu ý trước khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân người nước ngoài, công ty nước ngoài đều có thể thành lập công ty tại Việt Nam với sở hữu vốn từ 1- 100% vốn tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư.
  • Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào lĩnh vực nhà đầu tư thành lập: Theo cam kết WTO và pháp luật Việt Nam một số lĩnh vực có thể dễ dàng thành lập tại Việt Nam như: thương mại, xuất nhập khẩu, tư vấn đầu tư, tư vấn quản lý, lĩnh vực phần mềm, bất động sản, xây dựng, nhà hàng, du lịch, sản xuất (cần có nhà xưởng trong khu công nghiệp),…
  • Trừ các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn nhà đầu tư góp không có quy định mức tối thiểu nhưng cần phù hợp với quy mô hoạt động của công ty đăng ký. Tuy nhiên, số vốn góp lại ảnh hưởng đến việc xin giấy phép lao động và thẻ tạm trú cho nhà đầu tư, theo đó nhà đầu tư, người đại diện quản lý phần vốn góp chỉ được miễn giấy phép lao động và được cấp thẻ tạm trú nếu vốn góp từ 3 tỷ đồng trở lên, nhà đầu tư góp mức vốn góp cao thì thời gian thẻ tạm trú cũng được cấp dài hơn.
  • Nhà đầu tư nước ngoài nếu góp vốn ngay khi thành lập cần chứng minh tài chính thông qua: sổ tiết kiệm, số dư tiền gửi,…. đối với cá nhân, số dư tiền gửi, báo cáo thuế, báo cáo tài chính có lãi,….đối với công ty. Nhưng nếu nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần thì không nhất thiết phải cung cấp các chứng từ này.
  • Đối với thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần cung cấp thêm hợp đồng thuê nhà, văn phòng hoặc hợp đồng mượn và giấy tờ nhà đất của nhà đất, văn phòng thuê để nộp kèm hồ sơ thành lập. Trong khi đó đối với công ty Việt Nam hoặc thủ tục mua phần vốn góp thì không yêu cầu điều kiện này.
  • Giám đốc, người đại diện theo pháp luật, người quản lý phần vốn góp công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể là người nước ngoài hoặc người Việt Nam.
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài cũng được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC) bởi Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính như công ty vốn Việt Nam.
  • Đối với công ty có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn ngay từ đầu từ 1% và các công ty vốn nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC).
  • Khác biệt lớn nhất của công ty có vốn đầu tư nước ngoài so với công ty vốn Việt Nam là công ty cần mở tài khoản vốn đầu tư để thực hiện việc góp vốn và chuyển lợi nhuận về nước sau này.
  • Khác với công ty vốn Việt Nam tự chịu trách nhiệm về việc góp vốn thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài bắt buộc phải thực hiện góp vốn vào tài khoản vốn, bị giám sát về việc góp vốn thông qua báo cáo đầu tư, thời hạn góp vốn.
  • Thời hạn góp vốn của công ty có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận rất rõ tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó, đến hạn nhà đầu tư chưa góp vốn thì ngân hàng mở tài khoản vốn đầu tư sẽ không tiếp nhận vốn góp muộn. Để có thể thực hiện được thủ tục góp vốn theo cam kết công ty cần phải thực hiện điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để gia hạn thời hạn góp vốn.
  • Thủ tục kê khai thuế, mức thuế VAT, thuế Thu nhập doanh nghiệp của công ty có vốn đầu tư nước ngoài tương tự như công ty vốn Việt Nam. Tuy nhiên, công ty có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính cuối năm.
  • Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hàng năm phải thực hiện thủ tục báo cáo đầu tư, báo cáo đánh giá giám sát đầu tư, báo cáo tình hình thực hiện dự án cho cơ quan đăng ký đầu tư.

Các hình thức thành lập doanh nghiệp/công ty có vốn đầu tư nước ngoài

Theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn ngay từ khi bắt đầu thành lập công ty tại Việt Nam. Theo đó, lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1% đến 100% vốn điều lệ công ty.

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu

Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo hình thức góp vốn, mua cổ phần

Với hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn vào công ty Việt Nam đã có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài tùy lĩnh vực hoạt động có thể góp vốn từ 1%-100% vốn vào công ty Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam. Sau đó, công ty Việt Nam trở thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư góp vốn ngay từ đầu

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.
2. Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý:
      - Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
      - Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhan.
3. Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư. và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.
4. Văn chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư:
     - Đối với nhà đầu tư là tổ chức: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ. Hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính. Hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư. Hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
     - Đối với nhà đầu tư là cá nhân: xác nhận số dư tài khoản, sổ tiết kiệm;
5. Hợp đồng thuê trụ sở, Giấy tờ chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh bất động sản của bên cho thuê hoặc các giấy tờ tương đương).
6. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
7.Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư nhà đầu tư thực hiện như sau:

1.Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
- Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
- Sau khi Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ.
- Cơ quan đăng ký đầu tư sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

2.Nộp hồ sơ trực tiếp cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư
Nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư theo thẩm quyền như sau:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính:
- Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.
- Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính
- Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Bước 2: Nộp hồ sơ Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Sau khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tương tự như thủ tục thành lập công ty vốn Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có cổ đông là tổ chức).
- Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Quyết định góp vốn và bổ nhiệm người quản lý; Danh sách người đại diện theo ủy quyền (đối với thành viên là tổ chức);
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đã được cấp.

Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời, phải nộp phí công bố theo quy định của pháp luật. Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có).

Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:

Việc đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Bước 5: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Bước 6: Khắc dấu của công ty
Cấp Giấy phép kinh doanh chỉ áp dụng đối với công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa tới người tiêu dùng hoặc lập cơ sở bán lẻ hàng hóa.

Đối với một số ngành nghề sau khi hoàn thiện thủ tục thành lập công ty nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện xin các giấy phép liên quan đến điều kiện hoạt động. Ví dụ: kinh doanh thực phẩm xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Kinh doanh giáo dục: Giấy phép đào tạo. Kinh doanh lữ hành: Giấy phép lữ hành…

Điều kiện chung để được cấp Giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ hàng hóa đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa.
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
- Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.
- Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Điều kiện theo ngành để được cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
- Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động.
- Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước.
- Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).
- Bản giải trình có nội dung:
   + Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh tương ứng theo quy định tại Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
   + Kế hoạch kinh doanh: Mô tả nội dung, phương thức thực hiện hoạt động kinh doanh; trình bày kế hoạch kinh doanh và phát triển thị   trường; nhu cầu về lao động; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của kế hoạch kinh doanh.
   + Kế hoạch tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm gần nhất trong trường hợp đã thành lập ở Việt Nam từ 01 năm trở lên; giải trình về vốn, nguồn vốn và phương án huy động vốn; kèm theo tài liệu về tài chính.
   + Tình hình kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh.

- Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn.
- Bản sao: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (nếu có).

Thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Sở Công thương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời gian xử lý: khoảng 30-45 ngày làm việc.
Bước 7: Cấp Giấy phép kinh doanh hoặc giấy phép đủ điều kiện hoạt động
- Sau khi hoàn thiện thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài nhà đầu tư thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhà đầu tư thực hiện chuyển vốn vào tài khoản vốn này theo thời hạn góp vốn ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư.
- Ngoài ra, công ty có vốn đầu tư nước ngoài cần mở thêm tài khoản giao dịch để nhận tiền từ tài khoản vốn đầu tư sang để thực hiện các thủ tục thu chi tại Việt Nam
Bước 8: Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sau khi công ty được thành lập nhà đầu tư cần thực hiện các thủ tục sau thành lập tương tự như công ty Việt Nam. Cụ thể:

- Treo biển tại trụ sở.
- Đăng ký chữ ký số để nộp thuế điện tử và báo cáo thuế qua mạng Internet
- Mua chữ ký số điện tử để thực hiện nộp thuế điện tử
- Đề nghị phát hành hóa đơn điện tử.
- Thực hiện báo cáo tình hình thực hiện dự án theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Kê khai nộp thuế theo quy định.
Bước 9: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện các thủ tục sau thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo dạng góp vốn, mua cổ phần

Nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể góp vốn mua cổ phần khi đã có công ty Việt Nam. Trường hợp chưa thực hiện thủ tục thành lập công ty thì đối tác Việt Nam phải tiến hành thực hiện thành lập công ty 100% vốn Việt Nam.
Bước 1: Thành lập công ty có vốn Việt Nam
Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam

- Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
- Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhan. Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.
- Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;
- Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
- Nhà đầu tư nước ngoài nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký đầu tư – Sở Kế hạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hạch và Đầu tư cấp Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp Việt Nam.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài
- Trường hợp Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn trên 51%, Công ty Việt Nam thực hiện mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp. Nhà đầu tư thực hiện góp vốn, chuyển vốn thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
- Các thành viên, cổ đông chuyển nhượng vốn thực hiện kê khai và nộp thuế khi chuyển nhượng theo pháp luật thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).
Bước 4: Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và doanh nghiệp Việt Nam.
Sau khi nhà đầu tư nước ngoài hoàn thiện việc góp vốn, công ty tiến hành thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Việc thay đổi đăng ký kinh doanh để ghi nhận việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
 -Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh;
- Quyết định về việc thay đổi của công ty;
- Biên bản họp về việc thay đổi công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng và các giấy tờ chứng thực đã hoàn tất việc chuyển nhượng có xác nhận của đại diện pháp luật của công ty;
- Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông là người nước ngoài;
- Bản sao công chứng hộ chiếu/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư.
Thẩm quyền cấp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 5: Thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tương tự bước 7 nêu trên.
Bước 6: Cấp Giấy phép kinh doanh và Giấy phép đủ điều kiện hoạt động

CHI PHÍ TRỌN GÓI DỊCH VỤ THÀNH LẬP CÔNG TY CỦA LUẬT AN KHANG

DỊCH VỤ CUNG CẤP
GÓI TỐI GIẢN 
GÓI CƠ BẢN 

GÓI NÂNG CAO 

GÓI VIP

Giá dịch vụ trọn gói A -Z 
690.000
1.590.000

3.790.000 

4.590.000

Thời gian được cấp Mã Số Doanh Nghiệp / MST
(được tính kể từ khi nhận bộ hồ sơ KH ký đầy đủ)
(1 tuần sẽ có 05 ngày làm việc, không tính T7 & CN)
10 - 12 ngày
Làm việc
07 - 09 ngày
Làm việc

06 - 08 ngày
Làm việc

06 - 08 ngày
Làm việc

Tư vấn luật miễn phí trước và sau thành lập: tên doanh nghiệp, ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, bảo hộ nhận diện thương hiệu

Đăng ký ngay   

Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp 
Bố cáo thành lập doanh nghiệp lên cổng thông tin dịch vụ quốc gia (trị giá 150.000đ) 
Không 
Miễn thuế môn bài năm đầu tiên
(Trị giá 2.000.000đ)

Khai báo thuế môn bài cho doanh nghiệp mới thành lập 
Không 
Không 

Đăng ký với cơ quan quản lý thuế
(Hỗ trợ khai báo với cơ quan thuế trị giá 500.000 đ)
Không 
Không 

01 Dấu tròn công ty trị giá 350.000 đ 
Không 

01 Dấu chức danh trị giá 170.000 đ
Không 
Không 

01 Biển công ty chất liệu mica cao cấp. Trị giá 200.000đ 
Không 
Không 

Miễn phí mở tài khoản ngân hàng số đẹp. Khách hàng được quyền chọn nhiều ngân hàng không phải ra quầy mở
Miễn phí 
Miễn phí 

Miễn phí 

Miễn phí 

Chữ ký số (Chứng thư điện tử) 
Không 
Không 

Chữ kí số 01 năm 

Chữ kí số 03 năm

Hoá đơn điện tử
Không 
Không 

Không

Tặng 300 HĐ (không có thời hạn sử dụng)

Đăng ký ngay   

Đăng ký ngay   

Đăng ký ngay   

Gói khai thuế cơ bản theo quý
1.500.000/ 1 quý

Khi mua thành lập doanh nghiệp Gói VIP (Tặng 1.000.000). Chi phí quý đầu tiên chỉ còn lại: 500.000đ

Các dịch vụ và sản phẩm ưu đãi
Giá 

Khuyến mại

Gói khai thuế cơ bản theo quý
1.500.000/ 1 quý

Khi mua gói thành lập doanh nghiệp NÂNG CAO tặng 500.000đ. Chi phí quý đầu tiên chỉ còn lại: 1.000.000đ

Khi mua thành lập doanh nghiệp Gói
VIP (Tặng 1.000.000). Chi phí quý đầu tiên chỉ còn lại: 500.000đ


Hóa đơn điện tử SL: 200 HĐ xBill (không có thời hạn sử dụng)
500.000 

Tặng phí khởi tạo trị giá 500.000đ

Hóa đơn điện tử SL: 300 HĐ xBill (không có thời hạn sử dụng)
750.000 

Tặng phí khởi tạo trị giá 500.000đ

Chữ ký số (chứng thư điện tử) 01 năm 
1.250.000 

Tặng token USB trị giá 500.000đ

Chữ ký số (chứng thư điện tử) 03 năm
2.250.000 

Tặng token USB trị giá 500.000đ

  • THẠC SĨ LUẬT HÀ NỘI
  • TRÊN 5 NĂM KINH NGHIỆM
  • TƯ VẤN 1500+ DOANH NGHIỆP
  • TƯ VẤN PHÁP LÝ DOANH NGHIỆP

LÊ KHẮC DŨNG

Luật sư

CHỨNG NHẬN - CAM KẾT

08

Năm phát triển

1000+

Hồ sơ mỗi năm

99+

Khách hàng hài lòng

100%

Chất lượng

Một vài con số thay cho lời nói

KHÁCH HÀNG PHẢN HỒI VỀ DỊCH VỤ

ĐỂ LẠI THÔNG TIN
NHẬN NGAY ƯU ĐÃI

Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin cá nhân của bạn
Để lại thông tin theo form dưới đây và luật sư sẽ gọi lại tư vấn chi tiết cho bạn

Nhận ưu đãi ngay

Liên hệ ngay! Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT

01

Văn phòng Hà Nội

+ Số 10 ngách 1 ngõ 125 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
+ Số 39A Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

02

Văn phòng Hồ Chí Minh

+ D3, Đường 15, Khu dân cư Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
+ 489 Mã Lò, Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP. HCM

Ưu đãi sẽ hết hạn trong

00
00
00
00

1.500.000đ

ƯU ĐÃI THÁNG

Designed by An Khang x X3Sales

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hướng dẫn thành lập công ty, doanh nghiệp tại các tỉnh

Kiến thức doanh nghiệp

Kiến thức thành lập doanh nghiệp

Kiến thức về kế toán – thuế

Kiến thức về vận hành công ty

CHUYÊN MỤC

LIÊN KẾT HỮU ÍCH

Mã số thuế: 0110356947

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ KẾ TOÁN VÀ TƯ VẤN LUẬT AN KHANG

Hà Nội: 
+ Số 10 ngách 1 ngõ 125 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
+ Số 39A Pháo Đài Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
TP.HCM:
+ D3, Đường 15, Khu dân cư Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
+ 489 Mã Lò, Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline:  079.301.8688

Website: www.thanhlapcty.net

Email: luatankhang.com

TÔI MUỐN TƯ VẤN

BẠN CÓ THẮC MẮC CẦN HỖ TRỢ?

(Đội ngũ tư vấn 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng)